ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

1. TỔNG QUAN:
Vùng Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ, Việt Nam.
Gồm 11 tỉnh thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, và Ninh Bình.
Diện tích: 14.806 km², là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của Việt Nam.
Dân số: 21,6 triệu người (năm 2020), chiếm 22,1% dân số cả nước.
Phía Bắc và Tây giáp Trung du miền núi Bắc Bộ.
Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
Vị trí trung tâm Bắc Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc, và Bắc Trung Bộ, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa.
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
• Địa hình thấp, bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp.
• Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
• Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình cung cấp nước tưới tiêu và phù sa, thuận lợi cho giao thông đường sông và thủy sản.
• Có nhiều vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thủy, phát triển du lịch sinh thái.
• Tài nguyên khoáng sản không phong phú, chủ yếu có đá, sét, cao lanh, than nâu, và khí tự nhiên.
• Đường bờ biển dài 400km, thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, phát triển giao thông và du lịch.
3. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG, KINH TẾ
Đặc điểm về dân cư - xã hội:
Dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Người lao động có truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú.
Các đô thị lâu đời với nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch.
Những thách thức bao gồm thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, và các áp lực về kinh tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, môi trường.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông phát triển với nhiều tuyến cao tốc, quốc lộ, đường sắt, sân bay, cảng biển.
Đường sông quốc gia được đưa vào hệ thống giao thông thủy như sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, v.v.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, hỗ trợ phát triển các ngành nghề.
Nông nghiệp và công nghiệp:
Đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, diện tích và sản lượng lương thực đứng thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thâm canh cao.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là thế mạnh.
Các ngành công nghiệp chính bao gồm luyện kim, cơ chế, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện, và khai thác khoáng sản.
Các trung tâm công nghiệp lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh.