top of page

BRÂU

Kon Tum

BRÂU

ĐIỀU KIỆN THẮNG

Bên cạnh việc sở hữu 1 huy hiệu Sao Vàng (khi chiến thắng trong lượt chơi Thách đấu), Người chơi cần di chuyển thành công (đặt token viên màu) đến tất cả những khu vực sau bằng cách trả lời câu hỏi trong thẻ câu hỏi có tỉnh/thành tương ứng:

  • Tỉnh Kon Tum

  • 1 tỉnh thành thuộc Trung du miền núi phía Bắc có ô nhóm 1

  • 1 tỉnh thành thuộc Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có ô nhóm 2

  • 1 tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Hồng có ô nhóm 3

  • 1 tỉnh thành thuộc Đông Nam Bộ có ô nhóm 4


QUYỀN LỢI ĐẶC BIỆT

  • Nếu đến ô tỉnh/thành thuộc khu vực sinh sống của dân tộc mà người chơi chính đang sở hữu, người chơi được nhận quyền lợi đặc biệt (chỉ được nhận MỘT LẦN trong suốt ván game):

    • Tịch thu 2 cờ đánh dấu tỉnh/thành bất kỳ của người chơi khác từ bàn cờ và trả về ngân hàng HOẶC

    • Chuyển 1 cờ đánh dấu tỉnh/thành của người chơi khác thành cờ của mình.


MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DÂN TỘC

  • Nguồn gốc và lịch sử: Tổ tiên cư trú ở vùng nam Lào và đông bắc Campuchia. Hiện nay, đa số người Brâu vẫn sống bên lưu vực sông Sekamarn (Sê San) và Nậm Khoong (Mê Kông). Một bộ phận nhỏ di cư sang Việt Nam khoảng 150 - 160 năm trước (từ 6 - 7 thế hệ) và sống ở khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

  • Quan hệ xã hội: Gia đình nhỏ, phân hoá giàu nghèo. Nam nữ bình quyền. Còn tồn tại hệ thống gia đình mẫu hệ.

  • Cưới xin: Tổ chức tại nhà gái. Tục ở Rể: Kéo dài 4-5 năm sau lễ kết hôn, sau đó là thời kỳ luân cư.

  • Ma chay: Sử dụng trống báo tang. Quan tài dùng cây khoét rỗng, chôn nửa chìm nửa nổi. Nhà Mồ: Dựng trên mộ chứa tài sản cho người chết.

  • Nhà mới: Có lễ cúng các thần linh. Cả làng tham dự.

  • Lễ Tết: Cơm mới sau thu hoạch, ngày ăn tết phụ thuộc vào thời vụ và gia đình cụ thể.

  • Văn hóa: Dân ca, hát ru, bài ca đám cưới.

  • Truyền thống: Truyện cổ về thần Pa Xây, huyền thoại Un Cha đắp lếp.

  • Nhạc cụ: Đàn klông pút, bộ chiêng đồng (coong, mam, tha).

  • Trang phục: Đàn ông đóng khố, đàn bà quấn váy tấm, căng tai để đeo những khoanh nứa vàng hoặc khuyên bằng ngà voi.

  • Ẩm thực: Cơm nếp đốt trong ống nứa non (cơm lam), cơm gạo tẻ nấu trong nồi đất nung, uống rượu cần, hút thuốc lá sợi bằng điếu khan.

  • Nhà ở: Nhà sàn dài, mái dốc cao, sàn nhà cấu tạo từ hai nấc cao thấp khác nhau, làng có khuôn viên hình tròn, nhà sắp xếp như nan hoa của bánh xe bò.

  • Văn hoá & Di sản:



Lễ Trỉa lúa của người Brâu

Bộ chiêng Tha 2 chiếc: Chuar (vợ) và Jơliêng (chồng)

bottom of page