BRU - VÂN KIỀU
Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk

ĐIỀU KIỆN THẮNG
Bên cạnh việc sở hữu 1 huy hiệu Sao Vàng (khi chiến thắng trong lượt chơi Thách đấu), Người chơi cần di chuyển thành công (đặt token viên màu) đến tất cả những khu vực sau bằng cách trả lời câu hỏi trong thẻ câu hỏi có tỉnh/thành tương ứng:
Tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị
1 tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có ô nhóm 3
1 tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ có ô nhóm 4
1 tỉnh thành thuộc Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có ô nhóm 5
QUYỀN LỢI ĐẶC BIỆT
Nếu đến ô tỉnh/thành thuộc khu vực sinh sống của dân tộc mà người chơi chính đang sở hữu, người chơi được nhận quyền lợi đặc biệt (chỉ được nhận MỘT LẦN trong suốt ván game):
Tịch thu 2 cờ đánh dấu tỉnh/thành bất kỳ của người chơi khác từ bàn cờ và trả về ngân hàng HOẶC
Chuyển 1 cờ đánh dấu tỉnh/thành của người chơi khác thành cờ của mình.
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DÂN TỘC
Nguồn gốc: Cư dân bản địa, sống lâu đời ở vùng Trung Đông Dương. Sau những biến động lịch sử, họ di cư và tụ cư lại ở nhiều địa phương khác nhau.
Thiết chế xã hội truyền thống: Vil (Làng): Cộng đồng quần cư. Xuất vil (Chủ làng): Người đứng đầu làng. Hội đồng già làng: Gồm các xuất mu, xuất tape. Chủ xứ (Kruông): Người sáng lập làng, đứng đầu xứ. Sở hữu tập thể: Quyền sở hữu đất đai, tài nguyên chung.
Tôn giáo, tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên: Thần lúa, thần bếp, thần núi, thần đất, thần sông nước. Thế giới quan hữu linh: Thần lúa được sùng bái, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Nhạc cụ: Cồng, chiêng, đàn Achung, Plư, Ta-lư, kèn Amam, Ta-ral.
Hôn nhân: Cưới xong, cô dâu về nhà chồng.
Lễ Khơi: Lễ cưới lần thứ hai khi kinh tế đủ điều kiện.
Lễ tết: Lễ cúng canh tác lúa rẫy: Cầu mùa, khâu phát, trỉa, thu hoạch. Nghi lễ cá nhân: Sinh, ốm, qua đời, thành hôn.
Trang phục: Nam: Đóng khố, khăn đội đầu. Nữ: Áo không tay, váy quấn, tóc búi.
Ẩm thực: Cơm tẻ hàng ngày, cơm nếp trong ống tre dịp lễ hội. Ăn bốc, uống nước lã, rượu cần. Hút thuốc lá bằng tẩu đất nung hoặc cây le.
Nhà ở: nhà sàn nhỏ 3-4 gian, chia thành pum (ngoài) và poong (trong, thờ cúng).
Văn hoá & Di sản:
(Lễ hội Đập trống của người Ma Coong)
(Lễ hội Trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều)