TÀ ÔI
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

ĐIỀU KIỆN THẮNG
Bên cạnh việc sở hữu 1 huy hiệu Sao Vàng (khi chiến thắng trong lượt chơi Thách đấu), Người chơi cần di chuyển thành công (đặt token viên màu) đến tất cả những khu vực sau bằng cách trả lời câu hỏi trong thẻ câu hỏi có tỉnh/thành tương ứng:
Tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị
1 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ có ô nhóm 1
1 tỉnh thành thuộc Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có ô nhóm 2
QUYỀN LỢI ĐẶC BIỆT
Nếu đến ô tỉnh/thành thuộc khu vực sinh sống của dân tộc mà người chơi chính đang sở hữu, người chơi được nhận quyền lợi đặc biệt (chỉ được nhận MỘT LẦN trong suốt ván game):
Tịch thu 2 cờ đánh dấu tỉnh/thành bất kỳ của người chơi khác từ bàn cờ và trả về ngân hàng HOẶC
Chuyển 1 cờ đánh dấu tỉnh/thành của người chơi khác thành cờ của mình.
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DÂN TỘC
Nguồn gốc và lịch sử: Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng người Tà Ôi gốc ở Lào và đã di cư sang Việt Nam khoảng vài trăm năm nay. Một số người cao niên lại cho rằng người Tà Ôi có nguồn gốc tại chỗ.
Quan hệ xã hội: Tôn trọng người già, tin vào "già làng," tổ chức tự quản theo từng dòng họ.
Cưới xin: Cắt răng cửa hàm trên trước khi cưới, nhà trai chủ động, nhà gái nhận cửa cải.
Ma chay: Tôn trọng nghi lễ tang thương, tục cải táng sau vài năm.
Thờ cúng: Tin vào thần linh mọi sự vật, thờ cúng các vật "thiêng" như hòn đá, chiêng.
Lễ tết: Lễ cúng liên quan đến sức khoẻ, tài sản, đám trâu tế thần, tết sau mùa thu hoạch.
Văn nghệ: Tục ngữ, ca dao, dân ca Calơi, Ba boih, Roih, Cha chap.
Nhạc cụ: Cồng, chiêng, tù, sừng trâu, sừng dê, khèn, sáo, nhị, đàn Ta lư.
Trang phục:
Nữ mặc váy ống loại ngắn và áo, hoặc váy loại dài che luôn cả từ ngực trở xuống, có nơi dùng thắt lưng sợi dệt, năm quấn khố mặc áo, thường hay ở trần.
Tục cà răng, xăm trên da và đeo trang sức làm căng rộng lỗ xâu ở dái tai chỉ còn số ít ở các cụ già.
Ẩm thực:
Thực phẩm chính: Lúa rẫy, ngô, khoai, sắn, các loại rau rừng, thịt lợn, gà, cá,...
Món ăn đặc trưng: Cơm lam, canh rau rừng, gà nướng, gỏi lá,...
Gia vị: Ớt, muối, tiêu, sả, gừng,...
Cách chế biến: Thường luộc, nướng, nấu canh, làm gỏi.
Nhà ở: Nhà sàn dài, "bếp" riêng, mái uốn tròn, khau cút
Văn hoá & Di sản:
(Nghề dệt Dèng của người Tà Ôi)
(Lễ hội Ariêuping của đồng bào Pa Kô)